Liên hệ luật sư tư vấn

0989 593 522

Tầng 4, số 142 đường Trung Kính, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Giấy phép hoạt động in ấn

Ngày nay, giấy tờ giả được phát hiện lưu thông rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Để đi vào kinh doanh hoạt động in ấn, chúng ta phải được cấp phép hoạt động cơ sở in và phải có đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất. Chúng tôi luôn thấu hiểu những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi tự mình phải đi xin giấy phép, từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý cho doanh nghiệp. Đến với Luật Minh Đức quý khách hàng sẽ được phục vụ một cách tốt nhất với chi phí thấp nhất.

  1. Căn cứ pháp lý

- Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in;

- Nghị định 25/2018/NĐ-CP ngày 28/20/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính Phủ quy định về hoạt động in.

- Thông tư số 03/2015/TT-BTTTT ngày 06/3/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in;

- Quyết định số 143/QĐ-TTg ngày 19/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương án đơn giản hóa nhóm thủ tục hành chính, quy định liên quan đến hoạt động của các cơ sở in thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông

  1. Điều kiện hoạt động của cơ sở in:

1. Có thiết bị phù hợp để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn chế bản, in, gia công sau in và đúng với nội dung đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in;

2. Có mặt bằng hợp pháp để thực hiện chế bản, in, gia công sau in;

3. Có chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam và có người đứng đầu là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

  1. Trình tự thực hiện

- Bước 1: Công dân, tổ chức thực hiện TTHC cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.

- Bước 2: Công dân, tổ chức lựa chọn một trong các hình thức nộp hồ sơ phù hợp.

Cán bộ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Thông tin và Truyền thông tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.

 + Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: viết phiếu nhận hoặc phản hồi thông tin và hẹn trả kết quả.

 + Nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ: trả lại hồ sơ và hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

- Bước 3: Công dân, tổ chức nhận kết quả theo giấy hẹn tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Thông tin và Truyền thông hoặc sử dụng dịch vụ bưu chính.

Lưu ý: Các hồ sơ gửi qua hệ thống bưu chính chỉ được tiếp nhận và giải quyết khi những giấy tờ trong hồ sơ được chứng thực theo đúng quy định của pháp luật; có thông tin liên hệ đầy đủ đồng thời thực hiện Kê khai vào Mẫu phiếu đăng ký nhận Kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính và gửi kèm hồ sơ.

  1. Cơ quan thực hiện

Sở Thông tin truyền thông

  1. Thời hạn giải quyết

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ hành chính – Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội; địa chỉ: số 185 Giảng Võ - Đống Đa – Hà Nội. Và trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Thông tin truyền thông sẽ cấp phép.

  1. Công việc của Luật Minh Đức

- Tư vấn miễn phí các điều kiện cấp phép theo quy định của pháp luật.

- Soạn thảo toàn bộ các văn bản cần thiết.

- Đại diện nộp hồ sơ, thúc đẩy nhanh và theo dõi hồ sơ tại cơ quan Nhà nước;

- Nhận kết quả tại cơ quan Nhà nước;

- Bàn giao lại giấy phép cho quý khách;

Để biết thêm chi tiết quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí:

  • Điện thoại: 0989.593.522/ 0979.349. 533
  • Email: minhchuvn@gmail.com
  • Zalo: 0989.593.522
  • Hoặc đến trực tiếp văn phòng tại địa chỉ: Tầng 4, số 142 đường Trung Kính, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội.